Đề thi Văn hỏi về lòng trắc ẩn, sĩ tử nhắc “mẹ Cám” Huỳnh Lập

Chia sẻ trên fanpage của Huỳnh Lập, nhiều khán giả tỏ ra phấn khích khi đề Văn hỏi về lòng trắc ẩn và cho biết, mình đã nhớ ngay đến sản phẩm của “anh chàng quỷ sân khấu” Huỳnh Lập. Đối với nam diễn viên, đạo diễn trẻ, điều này giống như một món quà vô giá mà anh nhận được từ các fan của mình, bởi vì không có điều gì đáng tự hào hơn là được khán giả nhớ đến trong những dịp quan trọng thế này.

Nhiều khán giả cho biết, mình đã nhớ ngay đến sản phẩm của anh chàng quỷ sân khấu Huỳnh Lập khi xem đề Văn.
Nhiều khán giả cho biết, mình đã nhớ ngay đến sản phẩm của “anh chàng quỷ sân khấu” Huỳnh Lập khi xem đề Văn.

Nhiều bạn trẻ nói đùa: “Rất có thể Bộ Giáo dục & Đào tạo đã lấy ý tưởng cho câu hỏi về lòng trắc ẩn sau khi xem “Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể”.

Trong bộ phim được Huỳnh Lập đầu tư khá nhiều thời gian và công sức này, anh đã mượn hình ảnh của một nhân vật đối lập với mẹ Cám để nói về lòng trắc ẩn của con người. Nhân vật mặc áo trắng do Lê Nhân thủ vai đã từng khiến khán giả cười ngất ngư với những cú tát trời giáng dành cho mẹ Cám chính là hiện thân của lòng trắc ẩn.

Hình ảnh mẹ Cám do Huỳnh Lập thủ vai.
Hình ảnh “mẹ Cám” do Huỳnh Lập thủ vai.

Lòng trắc ẩn chính là thứ được sinh ra từ sự thấu cảm và giúp con người trở nên hiền lành, nhân đạo và có lương tâm hơn. Hình ảnh này đã gây ấn tượng khá mạnh đối với nhiều khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ tuổi. Thế nên, có rất nhiều khán giả sinh năm 1999 cho biết, họ đã nhắc về “Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể” trong bài thi môn Văn .

Huỳnh Lập chọn hình ảnh “mẹ Cám” để kể lại câu chuyện theo cách riêng của mình. Nhân vật được cho là “bà không ác thì ai ác” này dưới nhãn quan của Huỳnh Lập quả thực rất khác, có được chiều sâu nội tâm và những bí mật không thể giấu của riêng mình.

Hình ảnh “mẹ Cám” được kể lại câu chuyện theo cách riêng của Huỳnh Lập.

Tuy nhiên, đặc biệt nhất ở mẹ Cám vẫn là việc nhân vật này có được một lòng trắc ẩn, có lương tâm, có một hình ảnh phản chiếu luôn đi theo để “tát” mình cho tỉnh ngộ. Đó cũng chính là điều mà anh chàng sân khấu Huỳnh Lập muốn tất cả các khán giả của mình có được: lòng trắc ẩn. Đoạn phim trở lên sâu lắng khi hình ảnh phản chiếu hiện lên và nói với mẹ Cám: “Lúc nào tôi cũng tin là: Nhân chi sơ, tính bổn thiện”.

Mẹ Cám bình thường chua ngoa, đanh đá là thế...
“Mẹ Cám” bình thường chua ngoa, đanh đá là thế…

Phim còn khiến người xem tấm tắc bởi câu nói đúng với thực tại xã hội của nhân vật dì ghẻ: “Các ngươi có bao giờ sống một cuộc sống của ta chưa? Các ngươi có bao giờ chịu đựng hết tất cả những gì ta đã trải qua chưa? Khi ta sống tốt thì chưa bao giờ được công nhận, còn một khi ta ở ác thì tiếng xấu đồn xa!”. Không chỉ vậy, câu thoại “Miệng lưỡi thiên hạ mới ác!” khiến nhiều người phải suy nghĩ vì quá đúng.

... nhưng cũng có những khoảnh khắc sâu lắng...
… nhưng cũng có những khoảnh khắc sâu lắng…
... và những nỗi niềm của riêng mình.
… và những nỗi niềm của riêng mình.

Tính đến thời điểm này, sau một thời gian ra mắt, “Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể” đã đạt gần tổng cộng hơn 30 triệu lượt xem trên các kênh truyền thông trực tuyến.

Đặc biệt, bộ phim có sức ảnh hưởng đối với các khán giả trẻ, nhất là những bạn còn trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Ý thức được điều này, Huỳnh Lập cùng ê-kíp của mình cũng như nhóm Tía Lia luôn muốn đưa những thông điệp nhân văn, nhân đạo, hướng về nguồn cội, quê hương trong tất cả các sản phẩm mà mình làm ra.

Chia sẻ về việc các sĩ tử nhắc đến tác phẩm của mình trong bài thi, Huỳnh Lập cho biết, anh rất phấn khích, đồng thời cũng rất xúc động khi biết tin này. Đây chính là một trong những động lực lớn lao khiến Huỳnh Lập có thể năng lượng để đầu tư cho các dự án mới, ấn tượng và hoành tráng hơn.